Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí.... viêm mũi dị ứng là một bệnh thường xuyên xuất hiện vào những thời điểm giao mùa, không khí luôn có sự thay đổi. Bệnh là một trong những nỗi lo của tất cả mọi người từ người lớn đến trẻ nhỏ, bệnh sẽ trở thành mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời.


1. Nguyên nhân gây bệnh
-Nguyên nhân xuất hiện bệnh thì có rất nhiều nhưng chia làm mấy nguyên nhân chính sau đây mà chúng ta hay gặp nhất: Cơ địa dị ứng với một số hóa chất do quá trình làm việc và tiếp xúc hoặc có thể do thức ăn đã bị biến chất, làm cho tuyến niêm mạc mũi bị kích thích và gây nên hiện tượng tắc lỗ thông xoang và dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.
-Do sức đề kháng của cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn sâm nhập và làm suy giảm miễn dịch.
-Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
-Viêm mũi dị ứng kéo dài là 1 trong các nguyên nhân dẫn đến viêm xoang
-Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
-Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
-Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.

2. Phân loại
Có 2 loại viêm mũi dị ứng:
-Viêm mũi dị ứng theo mùa (còn được gọi là sốt cỏ khô): thường vào mùa xuân, hay mùa hè hoặc cả vào mùa thu (tùy theo vùng) do phấn hoa và các bào tử trong gió, có thể xuất phát từ: cỏ, cây, nấm mốc, lá cây khô...
-Viêm mũi dị ứng quanh năm: gây ra bởi những tác nhân trong nhà như các con ve, mạt, bụi nhà và các mảnh da bong tróc của các thú nuôi... Đôi khi, có thể là do các bào tử nấm mốc phát triển ở trên các giấy dán tường, cây trồng trong nhà, rèm thảm, bàn ghế hoặc các vật được bọc vải,…
-Hiếm hơn là do dị ứng với thức ăn.

3. Triệu chứng
-Cảm giác như bị "cảm" kéo dài.
-Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy mũi, thường là chảy mũi loãng trong
-Đau đầu.
-Đau, cảm giác ù và đầy tai.
-Đau họng và khạc đàm kéo dài.
-Ho khan.
-Rối loạn giấc ngủ và ngáy.
-Mất mùi và mất vị giác.
-Kém tập trung.
-Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.


4. Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Đối với bệnh viêm mũi dị ứng thì hắt hơi là triệu chứng điển làm cho người hắt hơi thấy khó chịu và có hiện tượng lặp lại nhiều lần và mũi chảy nước gây cảm giác khó chịu

5. Cách chua viem mui di ung
-Có thể kết hợp phương pháp xoa – bấm huyệt : dùng 2 tay xát nóng vùng mũi và sống mũi, day ấn các huyệt : Nghinh hương ( cánh mũi đo ra 0,5 thốn, trên rãnh mũi má), Toản trúc, tình minh ( ở đầu cung lông mày), ấn đường ( ở giữa 2 cung lông mày), hợp cốc ( giữa ngón cái và ngón trỏ khép tay lại có cục cơ cao nhất) , xát, ấn huyệt ế phong ở sau tai.
-Ngoài ra người bệnh còn có thể kết hợp thêm phương pháp tập thở sâu.

-Một cách khác, người bệnh có thể tại nhà tự chữa viêm mũi dị ứng bằng củ tỏi.

6. Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc trị viêm mũi
        
Mục tiêu của điều trị là làm thuyên giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng và cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên (các tác nhân gây ra dị ứng).
Có 3 phương thức căn bản để điều trị viêm mũi dị ứng:
-Về mặt khoa học, điều đầu tiên cần làm là phải tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống. Tuy nhiên trong thực tế, đa số bệnh nhân không thể hoặc không muốn thực hiện điều này, vì vậy uống thuốc là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất. Chỉ khi 2 biện pháp này thất bại thì người ta mới xem xét đến phương pháp thứ 3 là thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp - immunotherapy).
-Ngoài ra, mặc dù viêm mũi dị ứng thường được điều trị nội khoa, nhưng trong một số trường hợp người ta cần đến phẫu thuật. Đó là khi cần giải quyết bệnh tích ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (thường gọi là thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực.

Hiện nay, nền y học phát triển, có rất nhiều thuốc trị bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Tuy vậy, bày bán trên thị trường lại tồn tại một số loại thuốc có chứa Costicoid  không có nguồn gốc xuất xứ.
-Ưu điểm của thuốc Costicoid là giúp giảm nhanh các triệu chứng chảy mũi, ngạt mũi ( với người bị nặng thì hết hiệu nghiệm)
-Nhưng tác hại thì vô cùng lớn.

             Tác hại của Costicoid:
+Costicoid là một chất có trong thuốc có tác dụng gây ức chế và giảm sự phát triển của virut gây bệnh nên có thể gây suy tuyến thượng thận và dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng bài tiết corticoid do đó cơ thể hay mệt mỏi, nặng hơn nữa có thể gây huyết áp thấp hay tụt huyết áp.
+Trứng cá, rậm lông.
+Hoại tử xương vô trùng: thường ở đầu xương đùi.
+Teo cơ: cơ mông, cơ tứ đầu đùi.
+Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
+Tâm thần kinh: mất ngủ, nóng nảy, kém chú ý, cơn hưng phấn hay trầm cảm, ý định tự tử.
+Thai kỳ: có thể gây hại cho thai.
+Làm trẻ em chậm phát triển chiều cao, dẫn đến bị lùn.
bệnh viêm mũi dị ứng

Chúc các bạn luôn vui khỏe!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét