Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Mẹo trị viêm họng cho bé đơn giản nhất

Đối với trẻ nhỏ, khi bị viêm họng các mẹ thường rất lo lắng vì các triệu chứng viêm họng khó chịu làm trẻ quấy khóc thường xuyên. Vậy thì hãy thử dùng các cách trị viêm họng dưới đây xem sao nhé!
1. Trị viêm họng cho trẻ bằng Lá diếp cá + nước cháo + đườngVới nhiều mẹ, bài thuốc trị viêm họng, viêm amidan này có thể là mới mẻ. Song thực tế, rất nhiều chị em đã áp dụng bài thuốc đơn giản này cho con. Và lần nào, họ cũng thu được kết quả tốt đẹp.Theo đó, bạn có thể dùng lá diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn. Đổ 01 bát nước cháo loãng vào (thay thế nước vo gạo vì sợ có tạp chất và dư lượng thuốc trừ sâu). Sau đó, đổ lẫn 2 thứ nước này với nhau. Bổ sung thêm đường và cho lên bếp đun kĩ rồi cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần nửa cốc.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Phương pháp điều trị viêm xoang mãn tính

Phương pháp điều trị viêm xoang mãn tính
Viêm xoang thời gian dài nếu không được chữa trị sẽ chuyển sang viêm xoang mãn tính. Thường tái đi tái lại, tuy không phải là bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra rất nhiều đau nhức và phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Chúng tôi xin tổng hợp một vài phương pháp chữa viêm xoang mãn tính hiệu quả
Mục tiêu của điều trị viêm xoang mũi mãn tính là:
- Giảm viêm xoang
- Giữ mũi của bạn thông thoáng.
- Loại bỏ nguyên nhân tiềm ẩn

5 cách chữa viêm xoang mũi hiệu quả

Viêm xoang mũi khiến người bệnh mất ăn mất ngủ, luôn muốn tìm cách chữa viêm xoang một nhanh nhất. Vậy làm thế nào để chữa viêm xoang mũi nhanh chóng mà hiệu quả? Tham khảo những cách sau đây nhé!

Trị viêm xoang mũi dị ứng một cách hiệu quả
Viêm và tắc nghẽn xoang mũi – được gọi chung là viêm xoang mũi- có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó thường do dị ứng với môi trường, do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Dưới đây chúng tôi cung cấp 6 biện pháp tự nhiên, là cách trị viêm xoang mũi dị ứng một cách hiệu quả và đơn giản nhất với các nguyên liệu đã có trong nhà của bạn.

5 cách trị viêm xoang mũi hiệu quả.
1/ Uống nhiều nước
Uống nhiều nước, nên uống nước tinh khiết, nước trái cây không đường và trà nóng. Những chất lỏng sẽ giúp chất nhầy loãng ra và làm mũi dễ chịu. Tránh uống rượu, cà phê, đồ uống có đường cũng như hút thuốc. Tất cả các chất này sẽ làm cơ thể bị kích thích và làm chất nhầy dày lên, tắc nghẽn đường hô hấp.

Cách trị ho hiệu quả từ cam và tỏi

Bệnh ho khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu và mong muốn thoát khỏi cảm giác này nhanh chóng. Với 2 cách trị ho từ tỏi và vỏ cam sau đây, cả người lớn và trẻ em đều có thể áp dụng rất hiệu quả đấy.


Chỉ sau vài ngày, các cơn ho sẽ biến mất. Phương thuốc này rất đơn giản, vì dùng các nguyên liệu sẵn có như tỏi, cam. Cách tốt nhất là dùng thuốc 2 lần/ngày, trưa và tối, sau ăn.

Bài thuốc với cam

Cách trị ho hiệu quả từ cam và tỏi

Cam vỏ màu vàng hay xanh đều được.

Cam mua về, rửa sạch, ngâm với nước muỗi loãng. Sau các bữa ăn, thay vì để nguyên quả cắt miếng, bạn hãy gọt để lấy vỏ cam và đem vỏ cam nướng trên bếp và ăn khi còn nóng.

Nếu ho nặng, mỗi ngày bạn có thể ăn từ 2-3 vỏ cam nướng, rất ấm cổ, tốt cho họng, tiêu đờm, đặc biệt các cơn ho buổi đêm sẽ không còn.

Bài thuốc với tỏi

Cách trị ho hiệu quả từ cam và tỏi

Cho 2-3 tép tỏi, bóc vỏ và cho vào bát nhỏ, thêm 1 thìa đường và nửa bát nước. Đun sôi với lửa thật nhỏ khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Đợi cho nước còn hơi ấm hãy ăn.

Với cách này, áp dụng từ 2-3 lần/ngày, các cơn ho sẽ giảm đi thấy rõ, sau một tuần sẽ dứt hẳn. Tỏi có vị ấm rất tốt cho dạ dày, phổi, điều trị các chứng ho và chữa viêm họng cũng rất hay. Người lớn cũng có thể dùng cách này, nhưng cần đến 7-8 tép tỏi và 2 thìa đường.
Đặc biệt, để có hiệu quả tốt nhất, hãy dùng tỏi ta.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Mẹo làm giảm đau họng và viêm họng nhanh chóng tại nhà

Trời lạnh khiến cổ họng chúng ta rất dễ bị đau rát. Một số mẹo trị viêm họngđau họng ở nhà dưới đây hy vọng giúp bạn nhanh chóng cải thiện được tình hình sức khỏe trong thời tiết chuyển lạnh này.

Mẹo làm giảm đau họng và viêm họng nhanh chóng tại nhà


1. Súc miệng nước muối ấm

Nước muối có tính sát khuẩn cao nên việc súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm sẽ ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh phát triển thêm. Hãy súc miệng 3 – 4 lần/ ngày, trong quá trình súc, bạn nên ngửa cổ ra sau và súc cả khoang họng của mình để sức khỏe sớm được cải thiện.
Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên pha nước súc miệng theo tỉ lệ một nửa thìa cà phê/ một cốc nước.

2. Ngậm thuốc/ kẹo trị đau họng

Bạn nên chọn loại có tinh chất bạc hà hoặc bạch đàn nhằm làm mát cổ họng và giảm đau nhanh hơn. 

3. Uống trà nóng

Trà nóng là một trong những cách tốt nhất để chữa viêm họng tại nhà. Bạn có thể dùng trà thảo dược hoặc trà thông thường. Tránh uống trà có chứa cafein bởi chúng sẽ làm cổ họng bạn khó chịu.

4. Pha nước chanh nóng thêm chút mật ong:

Đây là liều thuốc hiệu quả giúp bạn làm giảm được cơn đau rát từ cổ họng. Mỗi ngày làm 2 lần, uống 2-3 ngày họng của bạn sẽ không còn bị đau.

5. Chanh tươi và muối

Chanh tươi, thái lát chấm với một xíu muối rồi ngậm 20 – 30 phút, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn hẳn đấy.

6. Ngậm gừng với mật ong

Gừng kết hợp với mật ong là một phương thuốc tuyệt vời đối phó với tình trạng này. Giã dập gừng, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm. Sau đó hãy từ từ nuốt chúng, họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi.

7. Ăn súp gà

Súp gà vừa là một phương thuốc cổ truyền để chữa cảm lạnh tại nhà vừa có tác dụng chữa viêm họng rất tốt. Chất sodium trong nước súp có chứa các chất kháng viêm hiệu quả và mang lại cảm giác dễ chịu cho bạn khi ăn.
Còn gì bằng khi có một chén súp ngon lành giúp bạn no căng, khi mà cổ họng lại chẳng thể nuốt được dễ dàng những món ăn khác, phải không?

8. Massage cổ họng với dầu nóng

Có khả năng bạn bi viêm amidan và điều này có thể là lý do khiến bạn bị đau họng. Hãy dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ trên cổ, chúng sẽ giúp bạn giải thoát khỏi những cơn đau và cũng sẽ làm giảm chứng viêm amidan.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Giúp cải thiện bệnh viêm xoang không cần dùng thuốc

2 căn bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm mũi dị ứng và bệnh viêm xoang có đặc điểm là tái phát nhiều lần. Cứ mỗi lần tái phát chúng ta lại tìm đến thuốc kháng sinh chẳng bao lâu dẫn đến tình trạng trơ thuốc, uống bao nhiều cũng không khỏi bệnh. Để hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ sau để cải thiện tình trạng khó chịu của viêm xoang.


Giúp cải thiện bệnh viêm xoang không cần dùng thuốc


1. Xoa mũi

Dùng hai ngón tay cái và trỏ xoa bóp theo dọc sống mũi từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên khoảng 30 lần, xoa bóp với lực vừa phải sao cho mũi cảm giác hơi tê là được. làm như vậy vơi mục đích thúc đảy dịch mủ trong mũi có thể bong ra và lưu thông dễ dàng hơn.  Từ đó triệu chứng viêm xoang là tắc nghẹt mũi không còn nặng nề.

2. Xoa xoang và mắt

Xoa xoang: cần dung hai ngón tay trỏ và giữa của cả hai bàn tay đặt lên phía trong lông mày. Sau đó, xoa theo vòng tròn từ phía trong lông mày ra phía ngoài xuống dưới gò má, vỏ mũi, di chuyển lên phía trong lông mày và tiếp tục làm như vậy 10 – 20 lần. Tiếp đó, người bị bệnh viêm xoang xoa các vòng có xoang xương hàm trên và xoang trán, xoa theo vòng tròn ngược lại khoảng 10 – 20 lần.

Xoa mắt: trước khi xoa, người bị viêm xoang cần nhắm mắt lại và đặt hai ngón tay giữa lên hai mắt. Sau đó, xoa mi mắt trong vòng hốc mắt sao cho vừa sức chịu đựng của mắt, xoa theo mỗi chiều khoảng 10 – 20 lần. Phương pháp cải thiện viêm xoang này còn giúp bạn cải thiện được bệnh viêm mắt và các bệnh về già của mắt.

3. Cách chữa viêm xoang bằng rửa mũi

Người bệnh có thể dùng các dụng dịch như: dung dịch NaCL 0,9% hoặc nước biển sâu Xisat.. để vệ sinh mũi của mình. Với dung dịch NaCL 0,9% bạn có thể mua sản phẩm này ở các nhà thuốc hay cũng có thể tự pha chế để sử dụng: một muỗng cà phê muối với một lít nước đun sôi để nguội và một syringe 20ml (ống kim tiêm) đã bỏ mũi kim đi.

Cách thực hiện: đứng đối diện với bồn rửa sao cho lúc rửa nước chảy ra từ mũi chảy vào bồn. Bơm nhẹ nhàng dung dịch rửa vào một bên mũi, đầu nghiêng nhẹ sang phải nếu rửa mũi bên trái và ngược lại. Sau khi bơm hết thì hỉ mũi thật nhẹ nhàng để loại bỏ chất nhầy và dịch còn sót lại trong hốc mũi. Làm tiếp tục với bên mũi còn lại.

Những mẹo nhỏ ở trên có tác dụng giảm thiểu biểu hiện cua viem xoang, viêm mũi dị ứng nhất thời chứ không phải là phương pháo điều trị tận gốc. Những cách này áp dụng khi bệnh tái phát sẽ giúp dễ chịu hơn nhiều, một ngày có thể làm nhiều lần trừ cách rửa mũi chỉ nên áp dụng tối đa 3 lần trong ngày.


Bệnh viêm xoang có thể lây không

Viêm xoang có thể do vi khuẩn, virus và các yếu tố môi trường khác gây nên. Vậy liệu viêm xoang có lây không? Và nó lây qua đường nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn trong thời gian gần đây đối với chuyên mục. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:


+Triệu chứng viêm xoang: Phần lớn bệnh nhân viêm mũi xoang luôn có các triệu chứng ở mũi. Số khác có thể chỉ có triệu chứng viêm họng mạn tính như nuốt đau, nuốt vướng, có đờm hoặc ho, hoặc có hơi thở hôi, ngứa họng. Có bệnh nhân chỉ duy nhất có một triệu chứng ho kéo dài, hoặc ù tai đau tai, hoặc chỉ đau đầu. Triệu chứng đau đầu do viêm mũi xoang có đặc điểm là khu trú ở vùng trán, hoặc vùng gấy, hoặc thái dương. Đặc biệt đau đầu do xoang thường xẩy ra khi người bệnh cúi đầu, hoặc đưa đầu về phía trước, hoặc đau vùng gáy, hốc mắt, trán.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Cách chữa viêm họng đơn giản nhất

Viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,...là những căn bệnh về đường hô hấp đáng quan tâm bởi chúng có tỷ lệ ngày càng tăng. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là biện pháp tốt nhất để chúng không có cơ hội phát triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các bạn có thể dung các loại thực phẩm sau để chữa viêm họng hiệu quả ngay khi bệnh mới phát.

1. Chữa viêm họng tại nhà bằng mật ong

Từ xa xưa, người trong dân gian đã biết dùng mật ong để chữa bệnh: đau dạ dày, chữa hôi miệng.. rất hiệu quả. Đông Y cho rằng, mật ong có tính ấm, nóng có tác dụng sát khuẩn, làm dịu các mô bị kích thích, giảm những cơn ho, làm lành vết thương.
Chữa viêm họng bằng mật ong: dùng 5g hành ngâm với mật ong qua đêm, và lọc bỏ bã rồi pha rượu uống. Phương pháp này giúp giảm viêm sưng họng, làm dịu đau rát họng nhanh chóng.




2. Chữa viêm họng tại nhà bằng cà rốt

Cà rốt là thực phẩm giàu dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe cơ thể. Trong cà rốt chứa hàm lượng lớn carotene, protid, lipid, glucid và chất xơ có tác dụng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc, chữa viêm họng hiệu quả.

Mẹo chữa viêm họng tại nhà đơn giản: dùng 1kg cà rốt rửa sạch và thái chỉ, 250g trám tươi bỏ hạt, thái lát mỏng. Tất cả đem ép lấy nước rồi đun sôi lên là được, cho thêm đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Nước ép này có tác dụng chữa viêm họng, viêm phế quản, viêm amydal, viêm gan...

3. Chữa viêm họng tại nhà với lá tía tô

Tía tô được trồng nhiều ở nước ta, là rau gia vị có mùi thơm, cay được người trong dân gian dùng để chữa một số bệnh. Đông y cho rằng tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm, chữa hắt hơi, sổ mũi do viêm long đường hô hấp.

Bài thuốc chữa viêm họng: 120g hạt tía tô, 8g vỏ quít, 10g cam thảo nam 1, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần/ngày, giúp chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi.

Có thể thấy, chỉ bằng những phương pháp chữa viêm họng tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả, dễ thực hiện, không tốn kém và không tốn thời gian, bạn đã có thể tạm quên đi nỗi lo về bệnh viêm họng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Chúc bạn thành công!

Bí quyết chữa viêm họng an toàn bằng nước ép trái cây

Có nhiều cách để trị viêm họng, phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay chính là dung kháng sinh để chữa bệnh. Tuy nhiên, đây chưa phải là giải  pháp hoàn hảo khi chúng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn đặc biệt đối với trẻ em và người già. Tại sao bạn không dùng các loại nước ép trái cây để chữa viêm họng? Sẽ rất hiệu quả và an toàn  nếu bạn sử dụng các mẹo chữa viêm họng này đấy nhé!


Nước ép cà rốt



Cà rốt là loại củ có nguồn khoáng chất khá phong phú: kalium, magnesium, milipden, folate, vitamin A, vitamin E... có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe của cơ thể, giúp thanh nhiệt đào thải các độc tố, chữa chứng viêm sưng, đau rát cổ họng.

Chữa viêm họng đơn giản với cà rốt: dùng 2 quả cà rốt xử lý sạch và xay nhuyễn, sau đó cho thêm 2 – 3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 – 5 lần mỗi ngày, phương pháp giảm nhanh chóng tình trạng viêm sưng họng.

Nước lá bạc hà

Từ xa xưa, lá bạc hà được dùng làm dược liệu điều trị rất nhiều bệnh. Theo Đông Y, Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, là cách trị ho hiệu quả, chữa nhức đầu, sốt, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, chữa trị cảm mạo...

Chữa viêm họng đơn giản với nước lá bạc hà: dùng lá bạc hà xay nhuyễn chắt lấy nước, cho ít muối vào nước đó và súc miệng, giúp giảm ho khan, viêm sưng cổ họng, đau rát cổ họng.

Nước ép kiwi
Kiwi trở nên loại trái cây ưa chuộng vì thơm ngọt và bổ dưỡng của loại trái cây này. Nước ép Kiwi có hàm lượng dinh dưỡng rất cao: chất polyphenol, chất dinh dưỡng thực vật, acid folic, vitamin C vitamin E, nhiều khoáng tố như Ca, Cr, Cu, Fe, Mg, K, Zn... giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống thiếu máu, hạ huyết áp, giảm chứng viêm họng, đau rát cổ họng.

Cách làm nước ép kiwi: 3 quả kiwi gọt vỏ và cắt miếng, 2 quả chuối chín, sữa chua trắng -và 3 thìa mật ong, sau đó cho máy xay sinh tố xay nhuyễn. Nước ép Kiwi đem hương vị thơm ngon, đồng thời giảm chứng đau rát cổ họng.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các loại thực phẩm chữa viêm họng để bổ sung thêm vào thực đơn hằng ngày để trị viêm họng nhanh hơn.

Mẹo hay chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ

Viêm mũi dị ứng không chỉ gặp ở người trưởng thành, mà trẻ nhỏ cũng có thể không may mắn mà bị mắc bệnh này. Điều trị ở người lớn đã khó thì đối với trẻ lại cần phải đặc biệt lưu ý. Chỉ cần các bậc phụ huynh biết bỏ túi các Mẹo hay chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ thì sẽ dễ dàng hơn nhiều đấy!


Những cách đơn giản như dùng hoa sứ, bạc hà, hoa ngũ sắc... có thể giúp bé điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Thời tiết thay đổi khiến cơ thể bé dễ mắc bệnh, nhất là bệnh viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng gây ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi… Nếu để lâu ngày có thể gây nên các biến chứng như viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi, viêm tai giữa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Những cách dưới đây giúp trị viêm mũi dị ứng cho con.

Hoa sứ

Hoa sứ chứa fulvo plumierin, agoniadin, plumierit... ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm mũi, giúp thông mũi, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, chảy dịch... Để chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả,các mẹ có thể lấy hoa sứ rửa sạch, thái nhỏ, đem phơi khô rồi lấy giấy cuộn hoa lại như điếu thuốc lá. Dùng hoa sứ để xông mũi, phương pháp này giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở hốc xoang, giảm viêm sưng niêm mạc mũi.

Bạc hà

Bạc hà vị thuốc được người dân gian sử dụng khá phổ biến trong bài thuốc trị ho, giảm đau họng, chữa bệnh viêm mũi dị ứng. Theo Đông Y, bạc hà có vị cay, tính mát không độc… giúp kháng viêm, sưng, hạ sốt, chữa viêm mũi, ngạt mũi, kích thích tiêu hóa... 7gram bạc hà, 9gram tân di hương, 15gram hoàng bá, 10gram hương bạch chỉ tất cả sắc uống, giúp chữa chứng nhức đầu nghẹt mũi, mũi chảy nước vàng và tắc mũi.

Hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc là cây thảo dược mọc hoang ở khắp nơi có công dụng chữa bệnh tốt. Theo phân tích của y học hiện đại, hoa ngũ sắc có chứa một hàm lượng cadinen, caryophyllen, getatocromen... tác dụng chống viêm sưng, ngạt mũi, sổ mũi, chảy dịch nhanh chóng. Hoa ngũ sắc xử lý sạch, giã nát, vắt lấy nước, dùng bông gòn tẩm nước rồi nhét vào lỗ mũi bị đau khoảng 15 - 20 phút giúp cải thiện chứng nghẹt mũi, viêm sưng mũi hiệu quả.

Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ khi phát hiện con có những dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng cần các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tránh trường hợp để lâu bệnh sẽ nặng hơn và khó chữa hơn.

Chữa ho, giải cảm bằng lá húng chanh

Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị thuốc Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
Xem thêm: 
Chữa ho, giải cảm bằng lá húng chanh

Công dụng củ húng chanh

Húng chanh là một loại cỏ, cao khoảng 30 - 50cm, phần thân sát đất hóa gỗ. Lá mọc đối, mọng nước, mép khía răng, mặt trên có lông đơn, mặt dưới lá nhiều lông bài tiết hơn. Trong lá húng chanh có tinh dầu, có mùi thơm như chanh rất dễ chịu. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh, sát khuẩn với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,… Trong nhân dân thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra các cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.

Một số bài thuốc thường dùng:

1/ Chữa ho do viêm họng, khản tiếng: 

Cách 1:
Húng chanh 30g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. Hoặc lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.
Cách 2:
Húng chanh tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng mút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần. Dùng 3 - 5 ngày.
Đối với trẻ em khó uống thuốc có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 - 3 lần trong ngày là cách trị ho hiệu quả.

2/Cảm sốt, không ra mồ hôi: 

Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g (thái lát mỏng), cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi.

3/Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng: 

Cách 1:
Lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Sắc uống ngày 1 thang.
Cách 2:
Lá húng chanh tươi 50g, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng lượng vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín. Nấu 1 nồi nước xông sôi, khi nước xông sôi thì cho bát húng chanh vào, đậy kín vung nấu sôi lại, cho người bệnh xông khoảng 5 - 10 phút, sau đó lau khô mồ hôi, thay quần áo khác và nằm nghỉ ở nơi kín gió. Không dùng xông cho trẻ em.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Thuốc nam trị viêm họng và viêm thanh quản hiệu quả

Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất. Với những bài thuốc nam dưới đây, bạn có thể trị viêm họng và viêm thanh quản rất hiệu quả đấy.

Xem thêm:

Thuốc nam trị viêm họng và viêm thanh quản hiệu quả

Thuốc nam trị viêm họng và viêm thanh quản hiệu quả

1/Trị viêm họng

Biểu hiện họng khô, đau rát, nuốt nước bọt thấy đau, niêm mạc họng bị phù nề, sung huyết. Tiếng nói thô, không còn trong và bình thường như trước. Có thể có sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi. Để trị viêm họng, hãy dùng một trong các bài:

Bài 1: huyền sâm 12g, tía tô 16g, kinh giới 16g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đinh lăng 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: phòng phong 12g, kinh giới 16g, xạ can 10g, cát cánh 12g, tế tân 6g, ngân hoa 10g, tang diệp 16g, quế 6g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 3: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 16g, cát cánh 12g, mạch môn 16g, tô diệp 16g, trần bì 10g, phòng sâm 12g, hoàng bá 12g, sinh khương 4g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

2/Trị viêm thanh quản

Biểu hiện tiếng nói khàn hoặc mất tiếng. Ho kéo dài, đau rát họng, hơi thở nóng. Nguyên nhân do bị nhiễm phong hàn hoặc phong nhiệt, người bệnh không được điều trị đúng cách, diễn biến dai dẳng dẫn đến hậu quả này. 

Nguyên tắc điều trị: Trừ phong tà, thanh yết hầu, chống viêm, tuyên phế. Dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng phong 12g, tế tân 6g, xạ can 10g, huyền sâm 12g, mạch môn 12g, ngũ vị 10g, thương nhĩ (sao) 16g, tang bạch bì 12g, bách bộ 10g, trần bì 12g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: huyền sâm 12g, đan bì 10g, khương hoạt 12g, tế tân 6g, mạch môn 12g, tang diệp 16g, rau má 20g, đinh lăng 20g, cát cánh 12g, trần bì 10g, hạnh nhân 10g, bạch thược 12g, cam thảo 10g. Ngày 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần.

Những bài thuốc trên giúp người bệnh giảm các triệu chứng viêm họng và viêm thanh quản rất hiệu quả. Bạn hãy sử dụng đều đặn để mau chóng khỏi bệnh nhé.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Mẹo chữa bệnh viêm xoang ngay tại nhà

Có nhiều cách để chữa bệnh viêm xoang. Việc áp dụng các bài thuốc dân gian hiện nay để chữa bệnh ngày càng được áp dụng phổ biến do đây là phương pháp vô cùng hiệu quả mà lại rất lành tính và dễ thực hiện. Hãy tham khảo các mẹo chữa bệnh viêm xoang ngay tại nhà sau đây nhé!
1. Tân di
 - Tân di 9g, trứng gà 3 quả, hai thứ đem luộc chín và lấy nước uống. 
 - Tân di 9g, ké đầu ngựa 15g, bạc hà 6g sắc lấy nước uống. 
Bã thuốc lại sắc tiếp, đến khi nước cô lại, thật đặc rồi hòa với nước ép của hành củ rồi đem nhỏ mũi. - Tân di 9g, hồng đằng 30g sắc uống ấm. 
 2. Gừng tươi, củ hành khô
 Giã 2 thảo dược trên lấy nước, trộn đều 2 vị dùng để nhỏ mũi. 
Bệnh nhân nhỏ liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 3 - 5 lần. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

Tại sao bị viêm xoang?
Xoang là một hệ thống xương rỗng thuộc hộp sọ và nối tiếp, liên thông với nhau. Có nhiều xoang như: xoang hàm, xoang trán, xoang bướm và xoang sàn. Đây cũng là lý do khiến có người lại mắc bệnh viêm đa xoang. Có nhiều nguyên nhân gây nên VX như bị viêm nhiễm làm cho sự lưu thông không khí giữa các xoang bị ứ trệ, chất nhầy ở niêm mạc các xoang tiết ra không được lưu thông tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Đối với vi khuẩn thì có một số bình thường sống ký sinh ở trong xoang không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh (ví dụ do niêm mạc xoang bị tắc nghẽn, bị viêm nhiễm do virút…). 

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Chữa viêm xoang dứt điểm bằng cây giao

Viêm xoang khiến người bệnh hết sức khổ sở khi sống chung với nó. Bạn đã thử chữa viêm xoang bằng cây giao chưa?
Theo nghiên cứu từ đông y, cây giao chữa viêm xoang hết sức hiệu quả. Khoảng trên 90% người mắc viêm xoang khỏi bệnh nhờ các phương thuốc từ cây giao. 
Chữa viêm xoang bằng cây giao là phương pháp được nhiều người tin dùng Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, còn gọi là cây xương cá, san hô xanh. Đây là loại cây nhỏ, có thể cao từ 4- 8m. Thân to bằng cổ tay, nhiều cành mọc san sát thành cụm như san hô, có màu xanh lục. Lá cây giao hẹp, rụng rất sớm. Cây có mủ trắng nhiều như sữa. 
Tại Việt Nam, cây giao thường được trồng để làm cảnh vì có khả năng thích nghi với thời tiết cao, có thể trồng trên đất cát hay sỏi đá. Cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc, được xem như thần dược trong việc chữa bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. 
 Vậy sử dụng cây giao chữa viêm xoang cách nào mới hiệu quả? 

 Tuy cây giao có thể tiêu diệt dứt điểm biểu hiện bệnh viêm xoang rất tốt, nhưng trong mủ cây lại có độc, dính vào mắt có thể gây tổn thương. Trong thao tác bẻ, cắt cây giao cần phải cẩn thận, đeo kính để tránh mủ bắn lên mắt. Không sử dụng mủ cây nhỏ trực tiếp vào mũi, phương pháp duy nhất khi sử dụng cây giao tươi chữa viêm xoang là xông mũi. 
 Bài xông mũi bằng cây giao chữa viêm xoang hiệu quả
Chuẩn bị:
- Một ấm nước nhỏ ( không dùng để nấu nước uống vì sợ độc) .
- Giấy cứng quấn thành một ống dài khoảng 50cm.
- Quấn ống sao cho 1 đầu vừa với miệng ấm, còn 1 đầu nhỏ hơn để hít.
- Đổ vào ấm khoảng 2 chén nước.
- Chọn vài cành cây giao, cắt nhỏ rồi thả vào ấm. 
- Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm.
- Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt
Tiến hành:
- Nấu sôi ấm. Khi nước sôi, vặn lửa cực nhỏ, canh vừa đủ để hơi nước bốc ra nhẹ từ vòi. 
- Đưa 1 đầu ống giấy đã quấn vào miệng vòi, đầu kia để lên mũi và hít hơi xông. 
- 2 ngày đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3-5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khi triệu chứng viêm xoang hết hẳn.

Viêm mũi dị ứng: những điều bạn nên biết

Viêm xoang cùng với viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến ở nước ta và gây không ít phiền toái, suy giảm chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Bạn biết gì về nó? Thông tin bài viết: Viêm mũi dị ứng: những điều bạn nên biết sẽ giúp bạn có hiểu hơn về nó và có cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
1. Viêm mũi dị ứng là gì ?
 Dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập, đặc biệt là qua đường hô hấp. Khi đó cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên, phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.
 - Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn đã tăng gấp đôi trong hơn 20 năm.
 - Sự biến đối của khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, mật độ dân cư ngày càng đông đúc… làm số người bị viêm mũi dị ứng càng gia tăng.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

4 dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm xoang ở trẻ

Bệnh viêm xoang ở trẻ em đang có chiều chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở những nơi chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nặng. Khi mắc bệnh, các bé ngoài bị khó chịu, đau đớn vùng xoang còn phải đối  mặt với những biến chứng nguy hiểm nặng nề như bị viêm xương ở cạnh xoang viêm, bị đau mắt, có khi mù mắt. Dựa vào 4 dấu hiệu sau bạn có thể phỏng đoán con mình đang bị bệnh viêm xoang.

4 dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm xoang ở trẻ


 Sốt cảm cúm 

 Khi bị viêm xoang trẻ có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài 10 – 14 ngày trong một số trường hợp trẻ có thể bị sốt. Ai cũng ít nhất một lần trong đời bị cảm cúm, hay hắt hơi sổ mũi trong một thời gian dài. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho viêm xoang mũi phát sinh. Tuy nhiên khi thấy triệu chứng này đa số các ông bó bà mẹ đều nghĩ con bị bệnh viêm mũi dị ứng hoặc cảm cúm thông thường.

 Trẻ bị sổ mũi đục, xanh hoặc vàng

 Nguyên nhân gây viêm xoang, viêm mũi là do hệ thống niêm mạc của xoang mũi bị khô, sức đề kháng của trẻ giảm là điều kiên rất thuận lợi để vi khuẩn, vi rút đã trú ngụ từ lâu trong xoang gây nên tình trạng này. Chảy mũi sau đó dẫn đến đến đau họng, ho, nhiều đờm, trẻ khò khè, khó thở, do đó trẻ sẽ có hiện tượng quấy khóc, biếng ăn.

 Sưng quanh mắt

 Hốc mắt sẽ bị bao quanh bởi hệ thống các xoang mặt: trần hốc mắt chính là đáy xoang trán, sàn hốc mắt chính là thành trên xoang hàm, vách trong của hốc mắt thì có khối xoang sàng nằm sát bên và chỉ cách một vách xương mỏng như giấy (nên có tên là “xương giấy”). Do vậy, viêm nhiễm từ mũi xoang khi không được kiểm soát sẽ rất có thể dẫn đến những bệnh về mắt.

 Trẻ nhức đầu

 Nhức đầu là một tronh những triệu chứng viêm xoang, nhiều bậc phụ huynh do không để ý đến nhưng nhiều cơn nhức đầu có thể liên quan đến cảm ở trẻ bị nhiễm trùng xoang. Ở trẻ em từ 6-7 tuổi xoang trán có thể phát triển hoàn thiện, nên thông thường các cơn nhức đầu ở trẻ bị cảm không phải là dấu hiệu bệnh nhiễm trùng xoang.

Những triệu chứng trên cũng xuất hiện ở bệnh nhân viêm xoang là người lớn những khi thấy biểu hiện chúng ta biết ngay hệ hô hấp có vấn đề và đi khám ngay, còn trẻ nhỏ không thể tự biết điều đó nên phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm đến những thay đổi dù nhỏ nhất của con. Chữa viêm xoang  sớm thì khả năng phục hồi càng cao.

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Phương pháp điều trị viêm xoang mãn tính

Đa số các bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang thường chủ quan với tình trạng bệnh của mình  và không trị dứt điểm làm cho bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến người mắc phải vô cùng khổ sở. Phương pháp điều trị viêm xoang mãn tính hiện nay đó là:
Phương pháp điều trị viêm xoang thường dùng:
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị để giúp giảm các triệu chứng viêm xoang. Bao gồm các cách :
  • Sử dụng nước muối nhỏ mũi, xịt nước muỗi loãng vào mũi để rửa đường mũ.
  • Tiêm corticosteroid. Thuốc này được sử dụng để làm giảm viêm xoang dạng nặng. Corticosteroid đường uống có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài, vì vậy chúng được sử dụng chỉ để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Thuốc thông mũi. Dễ dàng mua được các loại thuốc xịt thông mũi tại mọi nhà thuốc tây, các loại thuốc này thường làm mũi thông thoáng ngay tức thì, giảm triệu chứng viêm xoang, tuy nhiên lại không mấy hiệu quả với các dạng viêm xoang nặng và kéo dài như viêm xoang mãn tính.

Các loại thuốc trị viêm xoang hiện nay


Viêm xoang là một trong những căn bệnh về đường hô hấp ở nước ta. Nó không phải khó chữa cũng không phải dễ nếu như không sử dụng đúng thuốc và đúng phương pháp điều trị. Các loại thuốc trị viêm xoang hiện nay được dùng để chữa bệnh là gì?
Viêm xoang mãn tính có thể kéo dài 12 tuần hoặc lâu hơn và thường phải điều trị bằng kháng sinh 3-4 tuần. Tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng không khỏi hoặc tái phát mặc dù điều trị kháng sinh thích hợp.
Các mục tiêu của điều trị viêm xoang bằng Tây Y là:
  • Điều trị nhiễm trùng.
  • Giảm bớt áp lực cho xoang và thông thoáng đường thở.
  • Giảm viêm của mũi và xoang.

4 thực phẩm chữa viêm mũi dị ứng hữu hiệu

Hắt hơi liên tục, sổ mũi,...mỗi khi tiếp xúc với phấn hoa, lông thú hay khi thời tiết đột ngột là những biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng. Chế độ ăn uống cũng góp phần điều trị bệnh hiệu quả, sau đây là 4 thực phẩm chữa viêm mũi dị ứng hữu hiệu mà bạn nên dùng trong thực đơn hằng ngày của mình.
1. Sử dụng bột nghệ chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Củ nghệ có chứa một chất gọi là curcumin ngăn cản sự giải phóng histamin trong cơ thể (gây ra bệnh viêm mũi dị ứng). Nó cũng hoạt động như một chất chống viêm, làm dịu đường hô hấp, phòng ngừa viêm cổ họng.
Bạn có thể sử dụng bột nghệ bằng cách thêm một nhúm bột nghệ vào bất kỳ loại rau, cá, thịt món ăn bạn thực hiện.
Khuyến nghị dùng 300mg mỗi ngày.


Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Trị dứt điểm viêm họng hạt bằng lá trâm ổi

Thời tiết chuyển mùa đột ngột cùng với các tác nhân khác của môi trường được coi là nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu. Bệnh viêm họng cấp nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm họng hạt khó chữa hơn nhiều. Nhiều người đã phải chấp nhận sống chung với nó. 
Viêm họng hạt có lẽ được gọi theo đặc điểm của chứng bệnh này là trong họng mọc lên một số mụn màu đỏ sẫm gây ra ngứa họng, ho dai dẳng trong nhiều năm, khan tiếng, họng có đờm đặc, thường gây sốt từ nhẹ đến nặng.
Nhiều người cho rằng cách tốt nhất chữa viêm họng hạt là đốt bằng tia lazer. Thực tế, dân gian cũng có nhiều bài thuốc chữa viêm họng hạt, hiệu quả hơn cả có thể kể đến bài thuốc từ lá trâm ổi.

Dược tính của cây trâm ổi
Cây trâm ổi, theo cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi, còn gọi là cây ngũ sắc, trâm hôi, cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý...
Về hình dáng: Trâm ổi cây nhỏ mang nhiều cành ngang, có lông và gai ngắn quặp về phía dưới. Lá hình bầu dục, đầu nhọn, mặt xù xì, mép có răng cưa, mặt trên có lông ngắn, cứng, mặt dưới có lông mềm hơn.
Hoa trâm ổi không cuống, màu vàng, càng cam hay đỏ mọc thành bông hình cầu. Hoa có lá hình mũi giáo...
Theo Đông y, lá cây hoa trâm ổi có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng, cầm máu.
Trâm ổi còn dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị thấp khớp.
Tác dụng của cây trâm ổi::
- Dùng để chữa ho ra máu và lao phổi: Dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống.
- Chữa viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt: Nấu lá tươi để rửa ngoài.
- Hạ sốt cao: Lá trâm ổi từ 10 – 20 gr sắc uống.
– Chữa chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu: Giã lá tươi đắp ngoài.
Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
Bài thuốc trị viêm họng hạt từ lá trâm ổi:
Nguyên liệu cho mỗi lần dùng: 3 - 6 lá trâm ổi rửa sạch, 1 lát gừng tươi, 1 hạt muối.
Cho thuốc vào miệng nhai thật nhỏ, ngậm trong khoang miệng, nuốt từ từ từng chút một sao cho thời gian nhai, ngậm và nuốt hết thuốc trong vòng 15 - 30 phút.
Hiệu quả của bài thuốc:
- Sau 10 ngày dùng thuốc sẽ giảm ho, giảm đờm trong cổ họng, hết cảm giác đau họng.
- Say 20 ngày hết ho, hết đờm, hết khàn tiếng.
- Sau 30 - 45 ngày trong cổ họng sẽ hết các mụn nhỏ li ti. Bệnh sẽ không còn tái phát nữa.
Lưu ý khi dùng bài thuốc lá trâm ổi:
- Bài thuốc trị dứt điểm viêm họng hạt bằng lá trâm ổi còn có thể sử dụng để điều trị các chứng viêm họng, viêm phế quản và viêm amidan.
- Trong lá trâm ổi có chất Lentaden A và Lantamin rất độc nếu dùng liều cao trên 30g và dùng kéo dài liên tục trong nhiều ngày.
Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ dùng có 18 lá mỗi ngày và lại chia nhỏ làm 3 lần là một lượng an toàn.

- Nhất thiết phải dùng muối hạt chứ không được dùng loại muối khác.

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Triệu chứng bệnh viêm xoang sàng sau

Các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp thường gây ra không ít phiền toái cho sinh hoạt của chúng ta. Chất lượng cuộc sống suy giảm cùng với việc phải đối mặt thường xuyên với các triệu chứng viêm xoang như: nghẹt mũi, nhảy mũi liên tục, hắt hơi,..khiến người bệnh hết sức khổ sở nếu không được điều trj một cách dứt điểm.
Các xoang sàng sau, xoang bướm do thông với hốc mũi hạn chế nên dễ bị viêm xoang sau mạn. Viêm xoang sau mạn do không gây ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ ra trước nên thường ít được lưu ý đến, dễ bỏ qua. Tuy nhiên viêm xoang sau gây nhức đầu ở vùng gáy, đỉnh, dễ đưa tới các biến chứng đường hô hấp dưới và viêm thần kinh mắt. Điều trị viêm xoang sau cũng không khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn.
Nguyên nhân viêm xoang có thể do các yếu tố bên ngoài môi trường tác động và quan trọng đó là sự thiếu hiểu biết của mỗi cá nhân khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Do các xoang sau nằm sâu trong phía hốc mũi, sau mặt nên các triệu chứng thường âm ỉ, không rõ như các xoang trước.Viêm xoang cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm là nguyên nhân gây ra viêm xoang mãn tính: viêm xoang sàng sau khó chữa hơn.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Công dụng chữa viêm xoang hiệu quả của lá lốt

Mùi thơm đặc biệt của lá lốt là gia vị không thể thiếu khi có thịt bò, ốc,.. Lá lốt còn được nhiều người dùng để chữa bệnh viêm xoang cực kỳ hiệu quả. Việc nắm được các điểm cơ bản của bệnh viêm xoang sẽ giúp chúng ta phòng tránh và chữa trị nó hiệu quả hơn.
Nguyên nhân gây viêm xoang là do đâu?
 Lỗ xoang bị tắc nghẽn vì đường thông khí không được thông thoáng mà bị cản trở làm cho chất nhầy bị ứ động làm viêm nhiễm xoang. Cơ địa dị ứng với phấn hoa, hóa chất, thức ăn làm cho niêm mạc mũi bị phù nề, gây bít lỗ thông xoang. Không đủ sức đề kháng để chống lại vi khuẩn, làm suy giảm miễn dịch và niêm mạc đường hô hấp. Các hệ thống lông chuyển và tuyến nhầy làm việc kém hiệu quả nên việc vận chuyển chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.

5 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng gây cho người bệnh những khổ sở trong mọi sinh hoạt, nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh có thể biến chứng. Đôi khi nhiều bệnh nhân không kiên trì chữa bệnh khiến bệnh nặng hơn và chịu sống chung với bệnh.
Bài 1:
  Chim bồ câu 1 con (khoảng 90g), hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị thuốc còn lại rửa sạch thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày. 
 Công dụng: bổ khí ích biểu, làm thông thoáng lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược, tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi... 
Dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng