Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Đau đầu có phải do bệnh viêm xoang không?

Thắc mắc của độc giả,

Liệu benh viem xoang có gây đau đầu không nhỉ? Tôi bị bệnh viêm xoang 3 tháng nay rồi. Tôi là nhân viên văn phòng ngồi trong phòng máy lạnh suốt nên mới bị bệnh. Căn bệnh này quả thật là phiền phức hết chỗ nói. Ngồi làm việc mà tôi cứ bị sụt sịt, chảy nước mũi suốt. Không kể bản thân bị mất tập trung, làm việc kém hiệu quả mà những người xung quanh tôi cũng bị ảnh hưởng, thật là ái ngại. Mà dạo gần đây tôi còn bị thêm triệu chứng đau đầu dữ dội, mà hình như chúng xuât hiện cùng lúc khi viêm xoang tái phát. Có phải chính bệnh viêm xoang là thủ phạm gây đau nhức đầu không mọi người, nếu vậy thì phải làm sao để khắc phục được. Rất mong mọi người tư vấn giúp tôi nhé.

Đau đầu có phải do bệnh viêm xoang không?


Giải đáp thắc mắc.

Không phải tất cả những trường hợp đau đầu đều là hậu quả của những vấn đề ở khoang mũi và xoang (không gian tiếp xúc với khoang mũi). Nhiều bệnh nhân đi khám bác sĩ Tai Mũi Họng để tìm cách điều trị đau đầu do viêm xoang và được biết rằng thật ra họ bị đau nửa đầu hoặc đau đầu căng cơ. Sự nhầm lẫn này là phổ biến, đau nửa đầu có thể làm kích thích dây thần kinh sinh ba hoặc dây thần kinh số 5 (với các nhánh ở trán, má và hàm), tạo ra cơn đau ở trong hoặc gần hốc xoang.

Những triệu chứng viêm xoang cần biết

Đau ở vùng xoang không có nghĩa là bạn có rối loạn ở xoang. Mặt khác, xoang và mũi có thể bị viêm và dẫn đến đau đầu. Đau đầu là một trong triệu chứng chính của bệnh nhân để chẩn đoán phân biệt giữa viêm xoang cấp và viêm xoang mạn. Biểu hiện này cũng thường gặp phải ở benh viem mui di ung, bệnh cảm thông thường nên rất nhiều người nhầm lẫn. Các triệu chứng viêm xoang khác gồm:

Đau và nặng xung quanh mắt, trên má và trán
Cảm giác đau nhức răng ở hàm trên
Sốt và ớn lạnh
Sưng mặt
Nghẹt mũi
Chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh

Cách điều trị viêm xoang, khắc phục tình trạng đau đầu:

Hít thở không khí ẩm : Cơn đau do viêm xoang có thể được giảm bớt bằng cách làm ẩm không khí bằng máy tạo hơi ẩm hoặc máy phun sương, sử dụng hơi nước từ một chậu nước nóng hoặc từ vòi sen nóng.
Thay thế gạc nóng và lạnh : Đặt một miếng gạc nóng lên vị trí các xoang trong khoảng 3 phút, sau đó thay bằng một miếng gạc lạnh trong 30 giây. Lặp lại việc này 3 lần trong một lần điều trị. Hãy thực hiện 2-6 đợt điều trị một ngày.

Rửa mũi: Một số người tin rằng việc rửa mũi sẽ giúp các chất nhầy, chất gây dị ứng và các chất kích thích như phấn hoa, bụi, và vi khuẩn sẽ được rửa trôi, làm giảm viêm niêm mạc. Niêm mạc bình thường sẽ chống lại sự nhiễm trùng và dị ứng tốt hơn và sẽ làm giảm các triệu chứng. Việc rửa mũi giúp niêm mạc xoang bớt phù nề và vì thế làm tăng sự thông thương ở xoang (cải thiện dẫn lưu xoang).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét